Có phải tất cả các loài sâu đều biến thành con bướm?

Câu hỏi

Có nhiều người vẫn chưa biết bướm được biến thành từ những loài sâu. Thế nhưng, có phải tất cả các loài sâu khi phát triển sẽ thành con bươm bướm? Màu sắc của con sâu sẽ tương ứng với màu sắc của con bướm khi nở kén?

Con sâu biến thành bướm

giải quyết 0
OKY Agency 4 năm 2020-06-06T11:41:20+07:00 4 Câu trả lời 11835 lượt xem 4

Câu trả lời ( 4 )

  1. Theo Wikipedia, sâu bướm là tên ấu trùng của bướm ngày hay loài bướm đêm.

    Hình dạng

    Suốt cuộc sống của loài này là ăn lá và trưởng thành. Để làm công việc này, nó có cơ thể giống như một chiếc bọc và miệng có dạng như một chiếc kéo để cắt thức ăn. Hầu hết chúng sống ở trên lá cây và ăn duy nhất một loại lá. Mắt và râu của chúng rất nhỏ nên việc nhận thức của chúng rất kém.

    Di chuyển

    Sâu bướm di chuyển rất chậm chạp vì chúng chỉ có 3 cặp chân nhỏ nằm ở phía trước cơ thể. Để đỡ phần cơ thể dài phía sau, chúng thường có cơ quan giúp chúng bám vào bề mặt vật. Các cơ quan này được gọi là chân giả. Một nhóm số sâu bướm lớn chỉ có 2 cặp chân giả, gần phía sau cơ thể chúng. Khi di chuyển, chúng phải làm cho cơ thể cuộn lại, và đẩy mình về phía trước. Chúng được gọi là các con sâu bướm cuộn. Ngoài ra, cũng có các loài di chuyển theo những cách khác như vặn mình, lộn đầu…

    Kẻ thù

    Những con sâu này có rất nhiều kẻ thù, đặc biệt là chim, và chúng làm mọi cách để tránh kẻ thù mạnh hơn của mình. Một số tự vệ bằng cách đi ăn đêm, ban ngày chúng nguỵ trang để kẻ thù không nhận ra. Một số có màu sáng, mùi khó chịu. Một số khác nữa có vỏ dày và lông ngứa dính trên cổ họng.

  2. Chúng ta đều biết rằng, một chú sâu khi trưởng thành sẽ trở thành nhộng và sau đó là bướm. Tuy nhiên trên thực tế, vòng đời và sự biến đổi của sinh vật này lại phức tạp và thú vị hơn rất nhiều!

    Sâu bướm thuộc vào nhóm động vật Biến thái hoàn toàn, tức là trong vòng đời, nó sẽ trải qua nhiều lần biến đổi để từ sâu non trở thành con trưởng thành có sự khác biệt rất lớn về hình dạng, cấu tạo và đặc điểm sinh lý.

    Trên thực tế, 88% các loài côn trùng đều thuộc nhóm biến thái hoàn toàn. Bên cạnh sâu bướm, có thể kể ra một vài cái tên điển hình khác như ong, chuồn chuồn, muỗi…

    (Nguồn: dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ban-co-thuc-su-biet-cach-mot-chu-sau-hoa-thanh-buom-20190218190541235.htm)

    6
    2020-06-06T12:07:26+07:00

    Theo mình tất cả các loài sâu có thể làm nhộng đều biến thành bướm. Sâu có rất nhiều kẻ thù nên chúng rất dễ bị tấn công và chết, do đó không thấy hết được sự biến thái của chúng.

    Chưa tận mắt thấy sự liên quan giữa màu sắc của con sâu và con bướm, nhưng mình nghĩ màu sắc giữa 2 con là khác nhau.

  3. Không phải tất cả các loài sâu đều hóa thành nhộng và bướm. Cần phân biệt 2 khái niệm: Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

    Biến thái là sự trải qua một hay nhiều lần biến đổi tăng kích thước, hình dạng của động vật trong quá trình phát triển. Biến thái xuất hiện ở tất cả các động vật có giai đoạn ấu trùng. Nếu con vật trưởng thành có mức tổ chức cao hơn ấu trùng thì gọi là biến thái tiến bộ; ngược lại gọi là biến thái thoái bộ.

    Ở côn trùng, phân biệt 2 dạng biến thái:

    a) Biến thái không hoàn toàn (hay biến thái thiếu): là biến thái không có giai đoạn nhộng tức là từ côn trùng trưởng thành – trứng – ấu trùng – côn trùng trưởng thành. Ví dụ: các loài côn trùng ở bộ cánh thẳng, bộ cánh nửa.

    b) Biến thái hoàn toàn: là biến thái có qua giai đoạn nhộng: côn trùng trưởng thành – trứng – ấu trùng – nhộng – côn trùng trưởng thành. Ví dụ: các loài côn trùng bộ cánh vẩy, bộ hai cánh.

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời