Cửa hàng bán đồ si thời trang nam tại TP.HCM?

Câu hỏi

Mình là người rất mê đồ hiệu thời trang nam, nhưng kinh tế có hạn nên chỉ mua được đồ si cũ (secondhand). Mình sống tại TP. Hồ Chí Minh thì có thể đến cửa hàng nào để xem và mua? Hàng phải chất lượng và đảm bảo nhé, mình không mua đồ nhái.

Cửa hàng đồ si tại TPHCM

trong tiến trình 0
Nam Châm 5 năm 2019-07-21T14:44:59+07:00 5 Câu trả lời 3177 lượt xem 0

Câu trả lời ( 5 )

  1. Quận Tân Phú bữa đi ngang thấy có mấy chỗ bán đồ si thấy mẫu mã cũng đẹp lắm mà không biết mặc bền không.

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    3
    2019-07-29T09:32:28+07:00

    Mê chợ… đồ si

    Một cô gái trẻ lấy tấm bìa các tông, lấy bút màu vẽ mấy chữ ‘đà si đâm’ phía trước quầy hàng của mình. Khách ùn ùn kéo tới, một phần cũng bởi tò mò. Hóa ra, ‘đà si đâm’ là cách nói lái của từ ‘đầm sida’.

    Đồng giá 20.000 đồng

    Ở chợ Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình, TP.HCM) đồ si không chỉ có đầm mà còn đồ jeans, áo khoác, ví, dây nịt (thắt lưng) bày bán la liệt. Phổ biến nhất là hàng áo sơ mi, áo thun, quần áo mặc ở nhà đổ đống, bán chỉ 20.000 đồng/chiếc. Mỗi người đến đây đều mua nhiều, hiếm người chỉ chọn 1 – 2 mặt hàng, do đó chủ cửa hàng để sẵn những chiếc giỏ bằng nhựa để ai mua gì sẽ cho vào đó, tiện cho việc tính tiền.

    Nếu đến đây vào các ngày thứ bảy trong tuần, mọi người có thể chứng kiến cảnh “cắt kiện hàng”, tức là khui hàng mới về trong các kiện lớn. Người mua đứng vòng trong vòng ngoài, có khi nhiều người buôn quần áo của các vùng khác về tranh nhau gom đồ đẹp, không khéo sẽ cãi nhau như chơi.

    Phương Anh, 21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết mỗi lần đi chợ Hoàng Hoa Thám thường lựa hàng khoảng 1 tiếng, trong đó ưu tiên áo sơ mi, quần jeans. Không chỉ mua cho mình, Phương Anh mua và gửi về cho chị em họ ở Nghệ An. “Áo sơ mi chỉ 20.000 đồng/chiếc, quần jeans cũng 50.000 – 70.000 đồng/chiếc. Dù là hàng người ta đã mặc nhưng nếu biết lựa sẽ có nhiều cái đẹp và mới không kém gì ngoài tiệm mà giá rẻ”, Phương Anh nói.

    Hạnh, 27 tuổi, đang sống ở Q.Tân Bình, TP.HCM thu nhập một tháng không dưới 15 triệu đồng, có một sở thích khó bỏ 2 năm nay là đi chợ đồ si cuối tuần. Chợ Hoàng Hoa Thám ngay gần nhà Hạnh, do đó, cô thường rủ bạn bè qua đây lựa đồ. Ngoài việc hàng đẹp, giá rẻ, mua quần áo si với Hạnh còn là niềm vui. “Cảm giác giữa một biển đồ mênh mông, sau một hồi đổ mồ hôi kiếm tìm bỗng thấy một cái áo quá ưng, thế là chộp mê mẩn, không nhanh người khác túm mất rất là khoái. Cảm giác đó đi mua trong shop không bao giờ có được”, Hạnh kể về lý do mê chợ đồ si.

    Trong khi đó, với Ngân, 31 tuổi, đang làm việc tại Q.10, mỗi dịp cuối năm cô thường tới chợ đồ si để tìm áo khoác, gửi về quê Thái Bình cho người thân: “Áo khoác thường có giá 100.000 – 150.000 đồng/cái, chất liệu dày dặn. Tôi quan niệm “cũ người mới ta”, với 1 triệu đồng có khi tôi có thể mua được 8 chiếc áo cho người nhà mặc trong mùa rét”.

    Tìm giày hàng hiệu trong chợ Bàn Cờ

    Chợ Bàn Cờ, Q.3, TP.HCM thế mạnh về giày dép, ba lô, túi xách, dây nịt các loại. Giày thể thao, giày kiểu cho nam nữ chất thành đống, được bán giá chỉ từ 80.000 – 300.000 đồng/đôi.

    Tại chợ Bàn Cờ, nếu chịu khó tìm kiếm, bạn trẻ cũng có thể tìm cho mình đôi giày với giá rất hời.

    Phương Trang, 32 tuổi, làm việc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 nói như reo khi vừa mua được 2 đôi giày thể thao ưng ý chỉ với giá 350.000 đồng. “Một đôi hiệu Nike, đôi kia hiệu Reebok, nhìn tem hàng và chất liệu, tôi đoán chúng đều là hàng VN xuất khẩu”, Trang nói về mặt hàng cô đã cất công hơn 1 tiếng đồng hồ trong chợ để tìm kiếm. “Ở ngoài tiệm lớn, một đôi giày ít nhất cũng phải 500.000 đồng, có đôi hơn 1 triệu đồng. Tôi thấy giày ở đây đẹp, bền, vừa túi tiền mình nên thường mua và giới thiệu cho bạn bè”, Trang nói thêm.

    Một người chuyên mua giày ở các chợ si sau đó về bán lại cho các ki ốt tại Bình Dương cho hay hàng hóa của chợ đồ si có từ nhiều nguồn, hàng VN xuất khẩu hoặc hàng nhập theo kiện từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Nếu may mắn, khách sẽ lựa được hàng “nước 1”, tức là mới mở kiện. Sau đó, các hàng nước 2, 3… hàng cũ hơn, chất lượng thấp hơn, sẽ được xả hàng với giá rẻ hơn, hoặc cho các đại lý các tỉnh ven thành phố.

    Cả chợ Bàn Cờ cũng như chợ Hoàng Hoa Thám, hàng được ghi giá trên các tấm bìa và thường khó mặc cả, tuy nhiên, nếu mua nhiều, khách sẽ được bớt 10.000 – 20.000 đồng, cả chủ và khách đều cùng vui.

    Nhiều bạn trẻ Sài Gòn cũng mách nhau địa chỉ nhiều đồ si khác như chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), chợ đồ si Nhật Tảo (Q.10)… Song, nếu như chợ Nhật Tảo ít hàng hóa, chủ yếu là jeans, thì chợ Bà Chiểu có điểm trừ là chủ quán khá khó tính, dù ở đây hàng hóa khá phong phú và được treo lên thẳng thớm, không phải đổ đống. “Đừng dại đến chợ Bà Chiểu hỏi chơi mà không mua, dễ bị ăn chửi”, Hùng, 26 tuổi, khá có kinh nghiệm đi mua đồ si nói với tôi. Hùng cũng mách tôi bí quyết chọn đồ si đẹp: “Nên đi chợ ngày thường để không đông người, dễ lựa và mặc cả. Đừng quan tâm nhiều tới nhãn mác, chất liệu, màu sắc của sản phẩm sẽ nói lên nhiều điều hơn”.

    (Nguồn: thanhnien.vn/gioi-tre/me-cho-do-si-910407.html)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
  2. Sắm đồ sida “độc” lạ đón tết

    Nhiều tiệm bán đồ sida (hàng cũ đã qua sử dụng) ở TP.HCM đang chộn rộn giảm giá mạnh và là chọn lựa của đông đảo người trong giới bình dân hoặc mê săn tìm hàng sida “độc” lạ.

    Không chỉ có quần áo cũ, nhiều tiệm đồ sida bày bán đủ chủng loại hàng đã qua sử dụng nhưng nhiều món còn mới đến 70 – 90% theo người bán có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…: giày dép, quần áo, túi xách, dây nịt, mắt kính.

    Tuy là đồ cũ nhưng chịu khó lựa chọn, dân mê hàng thời trang “độc” lạ có nguồn gốc nước ngoài với giá mềm dễ dàng hài lòng tìm được món đồ giá hời mà còn khá mới.

    Đủ chủng loại hàng “độc”

    Dân mua hàng sida rỉ tai nhau: chỉ cần bỏ túi vài trăm ngàn là sắm tết đồ sida “ngoại” dư rồi! Chị Lan nhà ở gần tiệm đồ cũ trên đường Đồng Đen, Q.Tân Bình vừa lãnh thưởng nên xẹt qua mua vài món diện tết. Tiệm đồ cũ này thuộc loại bán đủ chủng loại hàng sida dư sức lên bộ vía tết.

    “Một cái bóp da xịn kiểu dáng còn khá thời trang, màu hồng tươi rất đẹp giá chỉ 200.000 đồng, bóp này hàng mới không rớ nổi đâu vì xuất xứ châu Âu giá chắc phải vài triệu. Tui vớ được cặp kính xịn, gọng mắt mèo dành cho nữ, gọng viền đồi mồi xịn đang rất thời trang, giá chỉ 500.000 đồng, hàng mới cũng phải vài triệu!”.

    “Giày chỉ cần bỏ ra 100.000 đồng/đôi là có vài đôi giày da Hàn Quốc diện tết rồi… Mà lại hên săn được đôi giày xuất xứ Tây Ban Nha gắn lông chim rất đẹp nữa!” – chị Lan cười vui khoe mấy món đồ “độc” vừa săn được sau cả tiếng lục lọi mớ đồ cũ.

    Hỏi làm sao dám chắc mắt kính đúng là hàng hiệu khi mua đồ cũ không có giấy chứng nhận xuất xứ, chị Lan bảo: “Chính anh chủ tiệm bán đồ cũ chỉ tui nè! Mắt kính hàng hiệu này có khắc chữ R.B nhỏ xíu mà bay bướm sắc nét ngay trên mặt ngoài mắt trái kính, hàng giả sao làm vậy được?”.

    Cánh đàn ông cũng ra vào tiệm đồ cũ sắm tết nườm nượp. Nhiều anh đi lùng sắm giày vía, quần jean diện tết cho mình, hỏi giá quần jean nghe ông chủ tiệm nói chắc nịch: “300.000 đồng/quần jeans xịn của Mỹ, tha hồ mặc mấy cái tết luôn!”.

    Áo sơ mi nam, áo thun polo nam cũng chỉ 40.000 – 50.000 đồng/cái, tha hồ lựa thoải mái, lựa không được cái nào cũng không sợ bị chửi.

    Chủ tiệm đồ cũ ở đường Đồng Đen báo giá giày da sida Thái của đàn ông 500.000 – 700.000 đồng/đôi, đủ loại giày mọi, giày lười, giày công sở, xăng đan…

    Có anh lại đi mua mắt kính sida hàng hiệu cho vợ mới chịu, năn nỉ một cô gái đang thử giày “Đeo thử giùm cặp kính hiệu G.C. này coi, tui định sắm cho vợ về quê ăn tết, để coi đẹp trả giá xuống chút chớ sắm đồ mới tinh không nổi, đeo vầy không nói ai biết đồ cũ!”.

    Ở một tiệm đồ sida khác trên đường Phan Xích Long (Q. Phú Nhuận), chị Hà mải miết lục tung những bao đồ khổng lồ đựng áo đầm sida Hàn Quốc và sung sướng lựa ra những áo đầm hai lớp kiểu dáng công sở hoặc dạ tiệc rất đẹp còn khá mới, màu sắc bông hoa tươi thắm đang là mốt thời thượng của thời trang tết.

    “Giá mềm xèo chỉ 50.000 đồng/áo đầm sida Hàn Quốc, tuyển được mớ áo đầm đẹp vậy là sắm tết xong rồi” – chị Hà cười tươi.

    Hàng sida cũng giảm giá 50%

    Cạnh tranh với các tiệm thời trang hàng mới, các tiệm bán thời trang sida cũng tung chiêu giảm giá 50% những mặt hàng giày dép, túi xách sida tồn đọng qua nhiều tuần khui hàng. Khách mua quen đồ sida tại nhiều tiệm đồ cũ dễ nhận biết đây là giá giảm thật sự chứ không phải giảm “đểu” nâng lên rồi mới hạ xuống như nhiều tiệm thời trang hàng mới hay làm.

    Một tiệm sida ở chợ Bàu Cát, Q.Tân Bình ngày thường bán 150.000 đồng/đôi giày da nữ của Hàn Quốc, sau rằm tháng chạp giá giảm mạnh, 150.000 đồng/2 đôi. Còn túi xách da ngoại sida ngày thường 200.000 đồng/túi, giờ còn 100.000 đồng/túi.

    Khoảng 20 tết trở đi, các tiệm thời trang đồ cũ càng giảm giá mạnh hơn để đẩy hết hàng cũ còn tồn nhiều.

    Một ông chủ tiệm đồ sida ở chợ Nguyễn Đình Chiểu, Q.Phú Nhuận cho biết: “Một hai bữa nữa là xả hàng, giá giảm từ 50.000 đồng/áo đầm xuống còn 20.000 – 30.000 đồng/áo đầm thôi, bán đến tận 29 tết luôn cho các cô gái tha hồ lựa về quê ăn tết!”.

    Sắm hàng cũ mà lại giảm giá mạnh nên cũng không ít người sành chơi hàng sida mất cảnh giác khi ham hàng rẻ, lựa nhằm những đôi giày da trông còn bóng đẹp nhưng có những vết trầy hoặc lủng lỗ ngay mặt giày đã được khéo léo “mông má” bằng si đen; hoặc có khi mua nhầm những chiếc áo đầm trông còn rất đẹp nhưng thủng lỗ nhỏ dưới cánh tay, sứt chỉ đường viền, bị vết ố bẩn…

    (Nguồn: tuoitre.vn/sam-do-sida-doc-la-don-tet-1044682.htm)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
  3. Chợ ‘đồ si’ từ đời thực đến online

    Các “chủ sạp” tại một phiên chợ đồ cũ có tên Có gì bán nấy tổ chức vào hai ngày cuối tuần hầu hết đều là các cô gái trẻ. Họ bán đủ thứ: váy đầm, áo khoác, khăn quàng, mũ nón… với giá từ 50.000 -150.000 đồng/chiếc.

    Cùng với xu hướng mặc ‘xanh’, những mô hình bán đồ si kiểu có gì bán nấy – mọi người tham gia phiên chợ bán đồ đạc cá nhân hay các dự án tái chế đồ cũ – cũng đang ngày càng thu hút các bạn trẻ.

    Các “chủ sạp” tại một phiên chợ đồ cũ có tên Có gì bán nấy tổ chức vào hai ngày cuối tuần hầu hết đều là các cô gái trẻ. Họ bán đủ thứ: váy đầm, áo khoác, khăn quàng, mũ nón… với giá chỉ từ 50.000 -150.000 đồng/chiếc.

    Chợ phiên đồ si

    “Mình gom quần áo không còn mặc tới của mình, chị gái và mấy cô bạn thân rồi đăng ký quầy bán. Tiền thuê quầy cho hai buổi bán hàng là 900.000 đồng. Bán từ sáng đến giờ chắc cũng đủ tiền vốn rồi. Chắc lời được chừng khoảng 1 triệu, đủ bù công sức lựa đồ, giặt ủi rồi ngồi bán hàng” – Lê Thị Phượng Chi (33 tuổi), một “chủ sạp” trẻ ở chợ phiên Có gì bán nấy, chia sẻ. Chợ có hơn 30 quầy hàng nho nhỏ nằm trong tầng lầu của một căn hộ ở quận 3.

    Đi bán đồ, nhưng Chi cũng tìm mua được vài món quần áo mà cô thích từ các quầy hàng của hàng xóm. “Thỉnh thoảng mình cũng hay tham gia những phiên chợ bán đồ cũ như thế này. Bán đồ của bản thân thì chẳng đáng bao nhiêu, nên có dịp là gom đồ người quen, chị em đi bán chung. Nếu có ít quá, mình hay đăng trên Facebook để pass đồ (bán lại) cho bạn bè, người quen” – Chi kể.

    Ở một quầy hàng khác, Thạch Anh còn tận dụng bán cả những cây son đã dùng nhưng còn tốt, cái máy rửa mặt còn mới hay chai mỹ phẩm dưỡng ẩm gần như còn nguyên vẹn nhưng “vì không hợp da bị kích ứng nên pass lại”.

    “Đây là lần thứ năm tôi tổ chức chợ đồ cũ Có gì bán nấy để mọi người có nơi bán món mình không cần, không thích nữa, nhưng lại có ích với người khác. Đó cũng là cách để giúp kéo dài vòng đời cho đồ đạc, quần áo…” – chị Trần Hoàng Minh, người sáng lập Có gì bán nấy, chia sẻ.

    Tốt nghiệp ngành kiến trúc và là một cô gái cá tính, bản thân chị cũng là người mua rồi dùng đồ si và có hẳn một thương hiệu kinh doanh đồ si mang tên Con quạ đen.

    “Mọi người vẫn còn rất e ngại với đồ cũ, ngại bán và mua đồ cũ. Chúng ta cần bỏ đi suy nghĩ chỉ người nghèo mới mua đồ cũ và bán đồ đạc” – Minh chia sẻ.

    Theo đuổi lối ăn mặc xanh, tiết giảm, Hoàng Minh vẫn rất phong cách, cá tính. Cô không “hãm mình” kiểu đoạn tuyệt với việc mua đồ mới, mà có tiêu chí mua ít lại nhưng mua đồ tốt và học cách phối đồ.

    Khởi nghiệp với đồ cũ

    Bên cạnh những phiên chợ đồ cũ, nhiều bạn trẻ bắt đầu quan tâm đến thị trường tái chế vải cũ, đồ cũ. Trịnh Nguyễn Hồng Phúc (30 tuổi) vốn là một cô thợ may đang thực hiện dự án tái chế vải cũ hợp tác cùng một nhóm thợ khuyết tật ở Bình Thạnh.

    “Ở Việt Nam có một nguồn vải vụn từ các nhà máy may, chợ vải và nguồn quần áo cũ khổng lồ mà trước giờ người ta chủ yếu xử lý bằng cách đem đổ rác, và số vải đó nằm ở bãi rác cả trăm năm. Việc sản xuất vải cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn, kể cả vải làm bằng sợi tổng hợp từ dầu mỏ hay là sợi thực vật. Thực vật thì phải trồng, tiêu tốn nước, sau đó phải tẩy, dệt rồi lại nhuộm màu. Thế nên tôi muốn đưa những loại vải cũ, vải vụn bị bỏ đi để tái sử dụng” – Phúc kể về lý do khởi nghiệp với vải cũ.

    Lập một dự án tái chế vải từ bốn năm trước nhưng duy trì khá lay lắt vì không có nhiều người quan tâm, anh Lương Hoàng Minh (30 tuổi, ngụ Gò Vấp, TP.HCM) đang hi vọng có thể khởi động lại dự án khi chủ đề môi trường đang ngày càng được nhiều người quan tâm.

    “Tôi lập điểm thu gom vải cũ, giày cũ để từ đó làm ra những món đồ trang trí cho quán cà phê, nội thất nhà ở, nhà hàng… Ví dụ như giày cũ có thể nhúng ximăng để làm đồ đựng bút, trồng cây mini, vải từ quần áo cũ có thể may chắp làm khăn trải bàn, làm gối dựa trong các quán cà phê… Bằng cách này, những món quần áo, giày dép cũ có thể được tái sử dụng” – Minh chia sẻ về dự án.

    Trao đổi đồ cũ

    Những group trao đổi đồ cũ trên mạng xã hội cũng là nơi được nhiều bạn trẻ chọn lựa để bán lại những bộ quần áo, món đồ dùng cũ.

    “Mình tham gia khá nhiều nhóm trao đổi đồ trên Facebook. Nếu là đồ của một số thương hiệu thời trang tầm trung thì có riêng các group cho những thương hiệu đó. Mình có thể bán đồ hoặc nếu cần mua lại mẫu nào theo sở thích thì cũng có thể đăng yêu cầu lên đó. Các bạn trẻ hay có nhu cầu mua đầm váy đi tiệc, đi chơi và cả váy cưới thì đây là nơi giúp các bạn có thể trao đổi lẫn nhau để các món đồ không bị lãng phí” – Nguyễn Thị Ngọc Vân (28 tuổi, ngụ TP.HCM) chia sẻ.

    (Nguồn: tuoitre.vn/cho-do-si-tu-doi-thuc-den-online-201911150910531.htm)

    Chọn là câu trả lời hay nhất
    1
    2020-11-07T10:37:41+07:00

    Ngoài ra bạn cũng có thể trao đổi đồ cũ trên trang web đổi đồ doido.vn. Đây là website đổi mọi thứ đồ mà bạn có, đổi ngang hàng không dùng tiền mặt.

    Chọn là câu trả lời hay nhất

Để lại câu trả lời