Tous les jours là thương hiệu của nước nào?

Câu hỏi

Em từng đến mua bánh ngọt tại tiệm Tous les jours nhưng hình như không phải của nước Pháp mặc dù cái tên tiếng Pháp. Có ai biết Tous les jour có nguồn gốc từ nước nào không?

Thương hiệu bánh Tous les jours

giải quyết 0
Cô Bé Mộng Mơ 6 năm 2018-09-02T13:28:46+07:00 3 Câu trả lời 3901 lượt xem 0

Câu trả lời ( 3 )

  1. Tous Les Jours (뚜레쥬르) là thương hiệu của chuỗi cửa hàng bánh ngọt tại Hàn Quốc của CJ Foodville, công ty con trực thuộc Tập đoàn CJ. Tous les Jours là cụm từ tiếng Pháp, phiên âm tiếng Việt như “Tu lê ju (gờ)”, có nghĩa là “mỗi ngày”. Vì nước Pháp nổi tiếng với bánh ngọt nên cái tên tiếng Pháp nhiều người nhầm lẫn là thương hiệu của Pháp.

    * Đọc thêm câu hỏi liên quan: Tous les jours nghĩa là gì?

    Câu trả lời hay nhất
    Hủy câu trả lời hay nhất
    4
    2018-12-19T01:00:32+07:00

    Câu chuyện tình yêu & Tous les jours

    Cuộc đời là khoảng thời gian ta sống mỗi ngày, từng tháng từng năm và cả cuộc đời. Cuộc đời là những tháng năm ta sống đón nhận và cho đi, là những khoảng khắc đến mà không đón nhận, những khoảng khắc đợi mà không chờ, những khoảng khắc qua đi mà không tiếc nuối. Đó là những khoảng khắc của từng hơi thở và từng ý nghĩ của những gì đang đến trong cuộc sống mỗi ngày.

    Cuộc đời rất dài với người này nhưng lại rất ngắn với người kia, cũng chỉ với mỗi ngày 24 giờ, bạn được nhiều hơn nếu bạn biết nắm lấy từng giây phút một, dù có lúc bạn buông thả nó, nhưng nó cũng làm bạn thoải mái và quên đi tất cả. Nhớ cũng là hạnh phúc và quên cũng là hạnh phúc. Được cũng là tốt đẹp và cho đi cũng là tốt đẹp.

    Đó cũng là câu chuyện trong ca khúc Tous les jours* (Mỗi ngày) qua giọng hát của Saint Privat** kể về một tình yêu mà mỗi ngày chàng trai đều hỏi với người mình yêu về tình yêu của họ, về những gì mà chàng không thể biết về tình yêu, về người con gái mà anh yêu. Vì sao nàng yêu chàng. Tất cả như một điều bí ẩn. Và cho đến cái ngày đẹp trời mà nàng phải ra đi. Và vì sao nói rằng cuộc hôn nhân đó không phải là con đường của em?

    Yêu và được yêu, và tại sao cuối cùng họ lại chia tay nhau. Có phải vì tình yêu là một điều gì khó hiểu với người này và tốt đẹp với người khác.

    Ca khúc Tous les jours chỉ có 4 câu nhưng giai điệu như ngàn lời ẩn dấu trong 4 câu hát. Mỗi ngày là gì đối với chúng ta, hãy nghe Tous les jours với nhóm Saint Privat.

    Tous les jours

    “Mỗi ngày, anh hỏi em nếu em luôn yêu anh
    Tình yêu của em, anh là người đàn ông mà em có được
    Có phải lỗi của em mà một ngày đẹp trời em phải rời xa anh
    Cuộc hôn nhân đó không phải là con đường của em”

    “Tous les jour, tu me demandes si je t’aime toujours
    Mon amour, tu es l’homme je suis faite pour
    Est-ce ma faute qu’un joli jour je doit te quitter
    Le mariage ce n’est pas mon parcours”
    (Lời bài hát Tous les jours)

    Ngôn ngữ trong tình yêu, love (aimer, yêu), love (amour, tình yêu), wedding (mariage, hôn lễ), leave (quitter, rời xa)… những từ mà có lẽ chúng ta phải học suốt cả cuộc đời. Cũng như chúng ta phải hỏi mỗi ngày (tous les yours, everyday) như chàng trai đã hỏi cô gái và để họ đừng bao giờ phải rời xa nhau.

    Phải sống để thấy cũng như trải nghiệm, nếu hiểu được ý nghĩa của thời gian và cuộc sống bạn sẽ hạnh phúc biết chừng nào cũng như được hỏi người mình yêu mỗi ngày, để được nghe và thấy và để yêu hương. Nếu thời gian dừng lại, nếu thời gian trở lại và nếu thời gian không còn nữa bạn sẽ thấy những khoảng khắc của thời gian đi qua quý giá biết chừng nào.

    Bạn có thể không có được những giấc mơ bạn muốn trong cuộc đời, nhưng bạn có thời gian và hạnh phúc với thời gian đó, thế cũng là quá đủ phải không. Thời gian để nói lên những câu nói yêu thương và để sống trọn vẹn với những yêu thương đó.

    Mỗi người sẽ sống trọn vẹn với những khoảng khắc của mỗi ngày và cả cuộc đời phải không.

    (Tác giả HoaDung Cecilia Tran viết ngày 05/07/2017)

    —————

    * Tous les jours: Ca khúc được sáng tác bởi Waldeck và được nhóm Saint Privat trình bày trong album Riviera thực hiện năm 2004. Album Riviera là album đầu tiên của nhóm Saint Privat và giúp nhóm được trao tặng giải thưởng âm nhạc Amadeus Austrian Music cho những sáng tác mới năm 2005. Thành công nối tiếp vào năm 2006 bởi album thứ hai Superflu như là một quy chuyển cân bằng giữa điện tử về phía nhạc công.

    ** Saint Privat: Nhóm nhạc có nguồn gốc từ Vienna Austria (Áo) được thành lập năm 2002 bởi ca sĩ Valérie Sadjik và nhạc sĩ nhạc điện tử Klaus Waldeck, tên nhóm chính là ngôi làng Saint-Privat ở Pháp nơi Valérie sống ở đó. Hoạt động từ 2002 đến nay.

    Các thành viên chính hiện nay của Saint Privat là Valérie Sadjik, Clemens Wabra, Anacole Daalderop, Daniel Moussier. Hai thành viên cũ là Erwin Schober, Ruediger Kostron.

    Các tác phẩm của Saint Privat gồm đĩa đơn như Tous les jours 2004, Somebody to Love 2006. Album gồm Riviera 2004, Superflu 2006.
    (Nguồn: Wikipedia, YouTube, Google)

    —————–

    Ca khúc : Tous les jours
    Trình bày : Saint Privat

  2. Tous les Jours – Mượn Pháp mà chưa hiểu hết Pháp

    Tous les Jours là thương hiệu gần như xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam sử dụng cách marketing này với 1 cửa hàng đầu tiên tại vào năm 2007 tại Hai Bà Trưng. Nối tiếp là cửa hàng franchise dành cho đối tượng cao cấp hơn: Paris Baguette xuất hiện vào năm 2011.

    Vỏ Pháp, ruột Hàn

    Nhìn vào cách bài trí, phục vụ của cả 2 chuỗi franchise này lần đầu tiên , đa số mọi người thường nghĩ nhãn hiệu này đến từ Pháp hoặc một nước châu Âu nào đó. Trong khi trên thực tế cả hai nhãn hiệu trên đều được khai sinh tại Hàn Quốc bởi tập đoàn CJ.

    Đây cũng là một cách làm mang tính chất của con dao 2 lưỡi và không phải nhãn hàng nào cũng có thể làm làm tròn trịa được hình ảnh mà mình muốn mang đến trong mắt người tiêu dùng, đôi khi hình ảnh hướng đến và chất lượng sản phẩm, phục vụ sẽ không thể gặp nhau.

    Tous les Jours là một ví dụ sinh động về việc người làm marketing vẫn chưa hiểu rõ về văn hóa Pháp một cách thực sự. Những cửa hàng của Pháp không có người phục vụ đứng mở cửa chào khách và hô to “Xin chào quý khách”. Nhãn hàng có thể tùy chỉnh tùy thuộc vào khẩu vị và định nghĩa của khách hàng Việt Nam về cách phục vụ của những cửa hàng bánh mì kiểu Pháp.

    Nhưng việc tùy chỉnh này cần được xử lý tính tế và khéo léo chứ không thể tùy tiện áp dụng, việc chào khách của nhân viên Tous les Jours đôi khi được đánh giá là “Gượng ép và giọng chào cứ đều đều, đôi khi lại quá to.” – Trâm, một khách hàng của Tous les Jours.

    Bánh mì của Tous les Jours có thể được đánh giá là ngon so với những cửa tiệm bình thường, nhưng vẫn chưa gặp được mong muốn của khách hàng. Bánh đôi khi vẫn bị nguội, khô, vị bánh không tạo được sự khác biệt thật sự và gây một ấn tượng sâu sắc trong khi Pháp lại là đất nước nổi tiếng về ẩm thực, đặc biệt là bánh mì.

    Điều này sẽ dẫn đến một số hệ quả tất yếu khi kì vọng mà nhãn hạng áp đặt cho khách hàng quá cao trong khi không thể đáp ứng được.

    “Khi không mang đầy đủ phong cách của đất nước nổi tiếng trong sản phẩm cũng như sản phẩm không đạt được tiêu chuẩn quen thuộc của đất nước nổi tiếng, khách hàng sẽ thất vọng và biểu lộ ngay lập tức sự thiếu tin tưởng đối với nhãn hiệu, điều này gây nên tâm lí không tốt đối với khách hàng”, Tô Nga, Assistant Manager, Retail Marketing của một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng chia sẻ.

    Ngoài ra, về mục tiêu lân dài, việc marketing này sẽ gây một số rào cản nhất định khi nhãn hàng muốn vươn ra cuộc chơi lớn.

    “Tuy nhiên, những thương hiệu khi đã phát triển vững mạnh vươn tầm quốc tế vì việc định vị này lại hạn hẹp hình ảnh truyền thông của họ”, Xuân Anh, Marketing Manager của franchise hệ thống nhà hàng lẩu và món Thái Coca Suki cho biết.

    Chỉ nên dùng khi nào?

    Việc sử dụng hình ảnh của đất nước khác chỉ nên dùng khi công ty có một đội ngũ R&D cũng như nguồn vốn tốt để thỏa mãn được phần nhìn, nghe, thấy, nếm và cảm nhận của khách hàng sao cho khớp với khái niệm của người dân bản địa về giá trị, chất lượng sản phẩm của đất nước đó.

    Chuỗi cà phê NYDC là một minh chứng cho việc kiếm soát nhượng quyền tốt và chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ đạt sự mong đợi của người tiêu dùng.

    Không nhiều khách hàng của NYDC biết rằng nhãn hiệu này đến từ Singapore. Đó là nhờ chiêu bài vay mượn quê hương của cà phê NYDC làm tốt hơn Tous les Jours.

    Phục vụ tốt, chất lượng sản phẩm (thức ăn) thỏa mãn người tiêu dùng, hệ thống kiểm soát tốt giúp chất lượng giữa các cửa hàng nhượng quyền không có nhiều sự khác biệt đã giúp nhãn hiệu này ngày càng được ưa chuộng ở Hồ Chí Minh.

    Nhãn hàng nhượng quyền cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ và hỗ trợ một cách thường xuyên cho những cửa hàng nhượng quyền, tránh tình trạng lệch chuẩn tùy theo cách hiểu khác nhau của nhiều người về văn hóa của đất nước mà nhãn hàng muốn mang đến cho khách hàng.

    (Theo Nhịp cầu đầu tư)

Để lại câu trả lời