Động cơ đạo đức của việc làm thiện nguyện là gì?

Câu hỏi

Philanthropy (thiện nguyện) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là “love of people/humanity – tình yêu con người”. Như vậy, gốc rễ của từ philanthropy làm cho chúng ta nghĩ đến mục đích của các tổ chức từ thiện là thể hiện tình yêu con người thông qua các hành động tốt. Còn philanthropist (người làm thiện nguyện) là những người có tình yêu con người và sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt những người gặp hoạn nạn và kém may mắn. Trong thời hiện đại, philanthropy thường được hiểu như là hoạt động quyên góp, cứu trợ hoặc làm tình nguyện, còn philanthropist thường được nghĩ đến như là những người giàu có, có thể cho đi rất nhiều tiền. Điều này làm hẹp nghĩa ban đầu của từ philanthropy vì ai cũng có thể có trái tim có tình yêu con người và đều có thể hành động vì người khác. Ở Mỹ, từ philanthropy giờ còn được hiểu như là một tổ chức, một Quỹ chuyên đi quyên tiền, hoặc mọi người còn phát triển thành văn hóa gây quỹ (culture of philanthropy) hoặc như một nghề nghiệp (she works in philanthropy). Dù từ philanthropy đã được sử dụng khác với nghĩa ban đầu, nhưng cần hiểu nguồn gốc của nó để không đi chệch khỏi cốt lõi là “love of people” của từ này. Vậy đâu là động cơ đạo đức của việc làm thiện nguyện ngày nay?

0
Nam Châm 6 năm 2018-09-08T13:03:04+07:00 0 Câu trả lời 396 lượt xem 0

Để lại câu trả lời