Muốn thành nhà văn thì học đạo hàm, tích phân để làm gì?

Câu hỏi

Theo tôi nên cho học sinh nghỉ ngày thứ bảy, nhiều nước cũng đã làm như vậy. Chương trình học cũng nên giảm tải, vào cấp 3 là học sinh đã phải chọn cho mình sẽ học theo khối kỹ thuật, kinh tế hay nghệ thuật rồi. Từ đó mà các môn học bắt buộc ở cấp 3 có thể chia ra cho phù hợp các khối, ví dụ như người học về nghệ thuật, văn chương thì học tích phân, đạo hàm, vật lý, hóa học cao siêu làm gì?

Tức là một môn học như Toán có thể chia làm toán phổ thông trình độ 1, 2, 3… Nếu học sinh không muốn theo các ngành cần kiến thức chuyên sâu thì chỉ cần học trình độ 1, 2 bao gồm đại số, hình học mức cơ bản của cấp 3 mà thôi.

Các môn kinh tế, kinh doanh, lập trình, kế toán… đều có thể giới thiệu ở cấp 3, để học sinh có thể tự chọn, làm quen cho việc chuẩn bị cho đại học.

Các môn Sử, Địa, Văn… có thể phổ cập cho đến hết cấp 2, giảm tải lại, và cấp 3 sẽ được tự chọn.

Theo tôi thực chất thì cuối cùng các ngành nghề vẫn quan trọng kiến thức toán, ngôn ngữ, tin học. Nếu làm được vậy thì cấp 3 thực chất chỉ cần học tự 3 đến 5 môn là ổn (trong đó Toán, tiếng Anh là bắt buộc, có thể thêm giáo dục thể chất), và mức độ là do học sinh tùy chọn, phù hợp với yêu cầu đầu vào của các trường. Cải cách phải là cải cách toàn bộ, giảm tải nhưng lại vẫn phải học đủ những môn học, nội dung như hiện nay thì chúng ta vẫn luẩn quẩn cải cách như mấy chục năm vừa rồi thôi.

0
Nam Châm 6 năm 2018-08-22T17:21:55+07:00 0 Câu trả lời 350 lượt xem 0

Để lại câu trả lời